Tự hỏi những người thành công rực rỡ đã phải nếm trải qua bao nhiêu khó khăn và thất bại để đạt đến những đỉnh cao của sự nghiệp nhỉ?
10 000h luyện tập
Theo như mô tả trong cuốn "Outliers", Malcolm Gladwell chỉ ra rằng để thuần thục một kỹ năng ở đẳng cấp thế giới thì cần 10 000h luyện tập chuyên tâm, tức là nếu bạn luyện tập có chiến lược 8h mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần thì bạn sẽ mất khoảng 5 năm để có được khả năng đó. Bạn phải yêu công việc đó lắm thì mới có thể luyện tập 10 000h được ý chứ. Mà đó là trăn trở của mình từ khía cạnh khoa học mà thôi, đôi khi cũng là an ủi vì chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Dạy hay Chỉ Mang Niềm Vui
Hồi đầu đi dạy học, mình chỉ cố gắng làm tốt 2 nhiệm vụ: giúp học sinh hiểu kiến thức và vui vẻ trong lớp học. Để học sinh hiểu bài ý hả? Dùng nhiều hình ảnh, giảng đi giảng lại nhiều lần bằng các cách khác nhau, nhưng vì mình chỉ là lớp dạy thêm, mang tính chất củng cố kiến thức nên hầu hết các em đã nắm được ý nghĩa và đôi khi là cả mẹo làm bài (mình ghét mẹo, học mẹo như kiểu học làm máy tính một chiếc máy tính phiên bản lỗi ý, nhanh mà ngốc nghếch). Để học sinh vui thì làm gì? Chơi trò chơi, thay đổi nhiều hình thức các hoạt động để đáp ứng sự năng động và nhìn chung là khá hiệu quả, nhìn các em vui cười là mình biết là. Mình vẫn cứ tin vào là chơi là cách mà bọn trẻ học, vẫn tin là bọn trẻ đang học được nhiều thứ, đang hiểu bài.
Nhưng rồi đến lúc kiểm tra kiến thức, hầu hết các em không có nhiều tiến bộ, em nào hiểu thì cũng hiểu rồi, em nào chưa hiểu thì cũng không thực sự nắm rõ vấn đề, không thể diễn đạt để người đọc có thể hiểu được, mà chỉ hiểu sơ sơ do đã từng chơi đùa với kiến thức ấy rồi. Mình đã khá buồn, nhưng mình vẫn chưa thực sự nhận ra vấn đề nằm ở đâu, mình cho học sinh làm bài và chữa bài đầy đủ, thiết kế hoạt động sinh động và nhiều màu sắc, hình ảnh nữa, trình tự bài học cũng rất khoa học, mình hay áp dụng phương pháp 5E cho cả toán lẫn khoa học (Engage - Explore - Explain - Elaborate - Evaluate). Mình còn nghĩ là vì các bạn còn nhỏ nên không cố ép nhớ hay học thuộc lòng, nhưng thực sự mình cũng đâu ép nhớ, mình hỏi những câu hỏi chung để đánh giá độ hiểu chứ khong yêu cầu viết chi tiết, mà nếu các bạn ý không hiểu những kiến thức của bài trước thì càng học sẽ càng tụt xa so với mục tiêu đề ra của khóa học.
Mình cảm thấy mình không thực dạy, mình đơn giản chỉ là mang thêm một chút niềm vui vào ngày cuốn tuần với đống kiến thức khó nhằn không hiểu cũng không sao mà thôi. Mình đã bỏ lỡ điều gì? Điều gì thực sự làm nên sự kì diệu của giáo dục ý nhỉ? Đó là học, đó là thứ đưa mình đến với giáo dục mà.
Truyền Cảm Hứng Cho Học Sinh
Truyền cảm hứng cho học sinh, nói dễ làm thật là khó. Ai cũng biết nhiệm vụ tối cao của nhà giáo là truyền cảm hứng cho học sinh, nếu ai có thể hoàn thành được nhiệm vụ này, người đó có thể được coi là một nhà giáo thành công rồi, còn muốn vĩ đại thì phải thức tỉnh được rất nhiều người cơ. Nhưng cái việc truyền cảm hứng này thực sự rất khó. Bạn thử nghĩ lại xem có thầy cô nào của bạn truyền cảm hứng mạnh mẽ cho bạn chưa? Với mình thì vô cùng ít, thầy cô mình chẳng bao giờ hỏi về đam mê hay giải thích tại sao những môn thầy cô dạy lại hữu ích với cuộc sống của mình hiện tại và sau này. Thêm vào đó, thầy cô thì hay phải ngụp lặn trong đống công việc giấy tờ, bận rộn lắng nghe lãnh đạo nhà trường và ý kiến của phụ huynh, thời gian và tâm sức cho học sinh cũng không còn nhiều nữa.
Mà phải có đam mê vô cùng mãnh liệt với việc mình làm, thì mới có thể truyền được cảm hứng cho học sinh ý. Thường thì những người truyền cảm hứng (nổi tiếng và phổ biến) là những người đã nỗ lực phi thường để đạt được một thành quả nhất định, kiểu như Steve Jobs với Apple hay Bill Gate với Microsoft ý. Những người thành công như vậy thường có tá truyện để kể, dù nhiều người vẫn hay trêu đùa rằng "người thành công nói gì chẳng đúng, đầy thứ họ nói thật vớ vẩn" thì cũng không thể phủ nhận được ngọn lửa họ trao cho những thế hệ tiếp sau là vô cùng quý giá. Về cơ bản mọi người thành công mình biết thì đều bắt đầu từ khởi nghiệp vô cùng khó khăn, họ kiên trì, họ thất bại, họ ngụp lặn rồi họ vươn lên, rực rỡ hơn bao giờ hết. Nghe những câu truyện như vậy chẳng bao giờ chán, mỗi lần đọc là mỗi lần học thêm được một thứ gì đó quý báu từ họ, nhất là ước mơ, ước mơ mãnh liệt thay đổi thế giới.
Có lẽ, mình cũng nên bắt đầu từ những ước mơ to thật to, ước mơ về một sự giáo dục phi lợi nhuận (không biến chất vì lợi nhuận chứ không phải không tạo ra giá trị kinh tế) dành cho mọi đứa trẻ tại Việt Nam và trên thế giới này.
Cảm Giác Được Làm Giáo Viên Thực Sự
Mình làm trong giáo dục đến nay đã được 3 năm nhưng thực sự đi dạy không quá nhiều, trung bình thì chắc chỉ 1 lớp học mỗi tuần, quá đỗi ít ỏi với một giáo viên thực sự. Nên việc cọ xát và rèn luyện kỹ năng giảng dạy cũng mình cũng khá hạn chế so với những đồng nghiệp tốt nghiệp sư phạm. Họ cũng được đào tạo bài bản hơn và có bằng cấp chính thống và có nhiều cơ hội được tuyển vào các trường học hơn. Thế rồi cuối cùng mình cũng có chút may mắn, công ty hiện tại mình làm việc có liên kết với 1 trường quốc tế, và mình chính thức lần đầu tiên được đi dạy ở trường học. Vừa vui vừa sợ vừa lo lắng mọi thứ sẽ không êm đẹp, và ... đúng là vậy. Sau mỗi buổi học là một lần suy tư, không biết học sinh có hiểu bài không, có thích học không, việc học lập trình có hữu ích với các em không, bạn nào cần giúp đỡ, bạn nào cần thêm thử thách, quá tải luôn ý chứ. Mình sẽ kể thêm về quãng thời gian va vấp ấy sau nhé, bài này chỉ kể về một kỉ niệm nho nhỏ thui, là cuối cùng mình cũng có cảm giác được thực dạy. Vì cuối cùng cũng có 1 học sinh hỏi bài mình và bày tỏ mong muốn làm được một sản phẩm tốt hơn nữa. Mình trả lời những thắc mắc của em và liên tục đưa ra những feedback (kèm lời khen và động viên cho những điểm làm tốt) để em cải thiện, cứ qua lại như thế, sản phẩm của em đã tốt lên đáng kể và em nói cảm ơn mình và rất vui vì mình đã giúp (và có một sản phẩm hay ho của riêng em).
Nếu ai có tò mò về sản phẩm của Bằng An đó thì nó đây nhe.
Click vào icon cờ xanh để bắt đầu. Click vào từng loại nhạc cụ để chơi nhạc và icon tròn đỏ để dừng chương trình.
Con Đường Giáo Dục Còn Xa ...
Bởi vì chẳng có lối tắt nào cả, phải luôn ước mơ lớn thật lớn và bước đi mỗi ngày thôi.
The book is named The story of success, but I had better call it The story behind the success. Success here means great achievement in life and career, and it is quite a personal thing, you achieve what you want, and you can say it is a success. But some successes changed the world and influenced billions of people on Earth, like what Bill Gates or Steve Jobs did. How could they do that? What can we learn from them? You can find out all in this book. | |
Mua Ngay |