Sơ Đồ Tư Duy (Phần 1): Mind Map

Ôi mình cũng không biết dịch là gì nữa, vì mỗi hình thức tổ chức lại có một kiểu tên, khi thì là map khi thì là chart nên mình sẽ giữ tên nguyên bản để mọi người có thể tìm hiểu thêm dễ dàng khi Google. Nên mình sẽ gọi tất cả bằng một cái tên chung đố là Thinking Organizers (Những hình thức tổ chức tuy duy)

Các thinking organizers này hữu dụng ra sao?

Nhìn chung thì các organizers này sẽ giúp chung ta rất nhiều khi động đến những vấn đề phức tạp, thông tin cần được móc nối và liên kết với nhau, để từ đó thể hiện được một bức tranh toàn cảnh của chủ đề mình đang tìm hiểu. Bạn sẽ không bị lạc lối thêm nữa, vì trong tay bạn sẽ luôn có tấm "bản đồ" này, bạn sẽ thấy ở mỗi vị trí có gì, phải phải là thứ bạn cần không, và bạn sẽ luôn biết mình sẽ cần đi đâu. Tuy nhiên nếu bạn đọc tuyết thuyết hay sách giải trí, việc của bạn là dạo chơi, đi đây đi đó, thì cũng đâu cần đến bản đồ đâu, cứ đi và đón chờ những món quà bất ngờ thôi.

Những organizers này không chỉ hữu hiệu khi bạn mới tìm hiểu về một thứ gì đó mà còn vô cùng hữu ích khi bạn muốn review lại tài liệu một cách nhanh chóng. Cơ bản thì não mình thích hình ảnh hơn là chữ, vậy nên mình có xu hướng nhớ những ký ức tuyệt vời bằng hình ảnh chứ chẳng ai nhớ một trang giấy chi chít chữ viết gì. Nhìn lại một quyển sổ toàn chữ thì cũng không khác gì đọc lại sách phiên bản rút gọn (mà còn lởm chởm nữa chứ). Thay vì thế, lướt một tấm "bản đồ" nhanh hơn rất nhiều, mọi thứ đã có sẵn ở đó chờ bạn đào sâu hơn hoặc nhớ lại những ý chính. Bạn sẽ bất ngờ khi bạn có thể nhìn thấu tận sâu bên trong của vấn đề phức tạp bằng cách kết nối các manh mối với nhau đấy.

Hơn thế nữa, bạn còn thể hiện sự hiểu của bạn qua các organizers. Mình không thích những cuốn sách có quá nhiều hình vẽ hay bảng biểu, hay thậm chí còn tự tóm tắt cho người đọc. What the hell? Làm người đọc lười thế là cùng. Để vẽ được một thinking organizer thì bạn cũng cần hiểu bạn đang vẽ cái gì, não bạn bắt đầu hoạt động, tổng hợp và sắp xếp thông tin, so sánh đối chiếu với những gì đã biết trước đây. Đây là điểm mấu chốt phản bác lại cái sự phàn nàn không biết vẽ hay không có thời gian vẽ, bạn không cần vẽ đẹp và cũng phải vẽ cho đẹp.

Mind Map

Hay còn được gọi là sơ đồ tư duy. Mind Map khá phổ biến vì cũng được nhắc đến trong nhiều cuốn sách mà điển hình là "Tôi tài giỏi - Bạn cũng thế" (I'm gifted so are you) của Adam Khoo. Ngoài mind map ra thì mình không thích quyển sách này lắm, mấy vụ trí nhớ siêu phàm gì đó khó vớ vẩn với mình, thay vì nhấn mạnh vào sự kỳ diệu của mind map thì tác giả dùng Mind Map làm một hình thức học thuộc lòng, thứ mình ghét vô cùng hồi còn đi học. Vẫn nhớ hồi cấp 3 có áp dụng mind map để học văn, nhưng chỉ nhớ ý chính chứ không thuộc lòng, thế là vẫn ăn 2 điểm như thường. Mà thôi, chuyện cũ bỏ qua. Thay cố gắng đòi nợ Adam Khoo thì mình chuyển qua Tony Buzan, đồng tác giả của cuốn "Tôi tài giỏi", những ông này thì cho ra lò hẳn một quyển về Mind Map tên là "Mind Map Mastery" khá hay, đi sâu về bản chất cũng như các lưu ý khi dùng Mind Map. Mình sẽ liệt kê ra một vài ý chính mà mình thấy hay từ cuốn sách của Tony:

  1. Luôn bắt đầu với một tờ giấy trắng: Tốt nhất là giấy A4 cho to, giấy A3 cũng được nhưng lúc lưu trữ tài liệu sẽ có thể phải gấp lại. Sổ bé thì khá khó vẽ Mind Map nhe.
  2. Khuyến khích sử dụng hình ảnh, ký hiệu, code và màu sắc: Đừng nghĩ mọi thứ phức tạp, một chút hình vẽ và màu phù hợp cũng vui mà. 
  3. Chỉ dùng keyword: với mục đích giữ lại ý chính nhất của ý đó và thế cũng là đủ rồi. Đừng rơi vào cái bẫy sợ thiếu thông tin mà chép hết cả lại, thông tin chi tiết có thể để phát triển sau được, trong một tờ giấy khác chẳng hạn, bạn sẽ chẳng bỏ lỡ những chi tiết quan trọng đâu 
  4. Vẽ các nhánh có cùng độ dài: việc này giúp cho bố cục của Mind Map trông hài hòa và cân đối hơn. 
  5. Luôn thể hiện sự kết nối giữa các chủ đề liên quan.

Sách nói là thế nhưng suy cho cùng cũng chỉ là lời khuyên, cái nào phù hợp với hoàn cảnh và cách thức thực hiện của mình thì mình dùng, nên không phải lúc nào mình cũng theo sát các ý chính trên. Mình cũng hay kết hợp thêm sketchnote, tức là vẽ mấy hình nho nhỏ để mô tả cho một sự vật/sự việc nào đó, thấy rất hữu dụng. Cơ bản thì sketchnote không hướng tới việc vẽ sao cho thật, mà là vẽ sao cho hiểu và dễ gợi nhớ, vui nhộn thì càng tốt. Dưới dây là một vài ví dụ mình sử dụng Mind Map để tóm tắt ghi chú:

Mình cũng có chút bất ngờ khi tìm lại phần ghi chú này, cũng vẽ vời từ mấy năm trước rùi, giờ mở lại ra xem cảm thấy gợi mở lại rất nhiều. Và chỉ nhìn vào những keyword thôi cũng giúp mình nắm lại toàn cảnh của quyển sách đó, mình có thể sử dụng ngay các phương pháp từ Mind Map. Nhưng nếu mình quên thì sao? No problem at all! Mở sách ra xem lại, nếu có gì đó thật sự hữu ích (lúc đọc thì chỉ cho biết, bây giờ mới thực sự sử dụng) thì đây chính là lúc nghiên cứu cuốn sách sâu hơn, kết hợp luyện tập. Như vậy bạn đã thực sự biến kiến thức của tác giả thành tri thức của bản thân rồi đó.

Mà đó, như mình nói thì cái ảnh Mind Map trên mình vẽ cũng được mấy năm rùi, thế tức là cũng lâu lắm rồi mình không dùng kỹ thuật này nữa ư? Nope. Chỉ là bây giờ mình hay note thẳng vào máy tính bảng bằng bút điện tử mà thôi. Trông sẽ giống như bên dưới ý.

Cái này mình viết về các chiến lược khởi nghiệp nhe. Hình này trông không có vẻ phức tạp lắm vì cũng không có quá nhiều ý, nhưng cả chủ đề to về khởi nhiệp thì mình cũng note kha khá, như hình bên dưới.

Bạn thấy lợi thể của note điện tử rồi đấy, không gian ghi chú siêu to khổng lồ, đủ để mình tha hồ tích lũy kiến thức, nhưng luôn phải nhắc nhở bản thân, chỗ nào chỉ nên giữ ý chính, chỗ nào có thể ghi nhiều chữ. Nhiểu tài luyện mình cần để nguyên bản để lần tới đỡ phải dở lại sách, như ví dụ sau.

Đây là một hoạt động triển khai trong lớp học mình học được từ cuốn "Think like Socrates", mình sẽ giữ lại nguyên văn phần triển khai hoạt động trong note và sẽ thay đổi khi mình áp dụng vào từng lớp học thật của mình sau này.

Nên dùng Mind Map hay không?

Tùy vào bạn. Mind Map là một phương pháp ghi chú vô cùng hữu hiệu, tuyệt vời cho việc tổ chức thông tin, tóm tắt ý chính và phác họa rõ nét toàn cảnh bức tranh của vấn đề, giúp bạn hiểu hay gợi lại vấn đề một cách nhanh tróng. Tuy nhiên Mind Map cần không gian lớn và không thích hợp để lưu thông tin dài nếu bạn dùng giấy. Mình thì đã khắc phục giới hạn này bằng ghi chú điện tử.

À mà vẫn còn nhiều thinking organizers nữa cơ, nhưng bài này hơi dài nên hẹn bạn bài sau nhe.

Tham khảo
  • Khoo, A. (2014). I Am Gifted, So Are You! / Tôi tài giỏi, bạn cũng thế.
  • Buzan, T., & O’Brien, D. (2018). Mind Map Mastery: the complete guide to learning and using the most powerful thinking tool in the universe.

Post a Comment

© Mầm Xanh. All rights reserved. Developed by Jago Desain