Ở bài trước thì mình tập trung giới thiệu đến các bạn một loại sơ đồ tư duy phổ biến nhất, đó là mind map, tuy nhiên mind map không phải là sơ đồ tư duy duy nhất mà chỉ là một trong các loại sơ đồ dùng để tóm tắt - hữu hình hóa kiến thức mà mình gọi chung là thinking organizers. Mình sẽ giới thiệu các sơ đồ khác trong bài viết này.
Concept Map (Sơ đồ khái niệm)
Concept map khá giống Mind map, nhưng các trình bày hơi khác một chút. Concept map tập trung phát triển từ 1 khái niệm thành các nhánh kiến thức liên quan và trình bày theo cấp bậc của khái niệm. Concept map thích hợp với các khái niệm cần trình bày nhấn mạnh vào cấp bậc của nhánh.
Flow Chart (Lưu đồ)
Flow chart rất thích hợp khi mô tả một chuỗi các sự kiện có liên kết với nhau, đặc biệt hay được sử dụng trong giải thích về thuật toán trước khi lập trình.
T-Chart (Biểu đồ chữ T)
T-chart giống như một hình thức làm rõ vấn đề. Kiến thức đúng được khẳng định ở cột "TRUE" còn những hiểu lầm được liệt kê ở cột "FALSE".
Venn Diagram (Biểu đồ Venn)
Venn Diagram phù hợp với việc so sánh giống và khác giữa 2 sự vật hiện tượng.
Fishbone (Biểu đồ xương cá)
Fishbone định hướng cho người dùng cách thức phân tích một vấn đề. Ở xương sống của con cá là vấn đề chính, mỗi nhánh xương là 1 yếu tố và trên mỗi nhanh đó đó sẽ có những chi tiết và ví dụ/bằng chứng của yếu tố đó.
Knowledge Map (Biểu đồ kiến thức)
Knowledge map là một trong những sơ đồ tư duy mình sử dụng nhiều nhất trong dạy học vì sự đơn giản và tinh tế trong trình bay định nghĩa để học sinh hiểu hơn về một khái niệm. Thường thì mình sẽ liệt kê ra 4 ô cho học sinh điền: định nghĩa, thông tin thực, ví dụ, phản ví dụ (ví dụ sai). Học sinh sẽ rất chủ động và động nào trong việc tìm hiểu định nghĩa.